Tin tức

Tin tức - Sự kiện

Công bố Luật Bảo vệ môi trường, 4 luật và 1 Nghị quyết
Công bố Luật Bảo vệ môi trường, 4 luật và 1 Nghị quyết

Mới đây, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo về Lệnh của Chủ tịch nước công bố 5 luật và 1 Nghị quyết vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Theo đó, 5 đạo luật mới gồm: Luật Bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa; Luật đầu tư công; Luật phá sản; Luật hải quan và Nghị quyết về gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay.

Đồng Nai - Hội nhập kinh tế và Bảo vệ môi trường
Đồng Nai - Hội nhập kinh tế và Bảo vệ môi trường

Đồng Nai là tỉnh có quá trình hội nhập, phát triển công nghiệp nhanh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Đến năm 2020, tỉnh Đồng Nai phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển. Quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa đã đem lại những hiệu quả tích cực song cũng bị ảnh hưởng tiêu cực mà nếu không được giải quyết sẽ trở thành những vấn nạn ảnh hưởng nhiều mặt và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Đồng Nai.

Đồng Nai đã và đang đối mặt với những thách thức về suy thoái, ô nhiễm môi trường, nguy cơ gia tăng xảy ra thiên tai, sự cố môi trường và các thiệt hại lớn kèm theo, nguy cơ suy giảm, suy thoái tài nguyên rừng và đa dạng sinh học đến mức có thể báo động…

Toàn tỉnh đã lắp đặt được 53 trạm quan trắc tự động
Toàn tỉnh đã lắp đặt được 53 trạm quan trắc tự động

Theo Sở Tài nguyên và môi trường, đến cuối tháng 6-2014, toàn tỉnh đã lắp đặt được 53 trạm quan trắc tự động nước mặt, nước thải, khí thải. Trong đó có 21 trạm quan trắc tự động do doanh nghiệp tự thực hiện và số còn lại do nhà nước đầu tư.

Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Chiều 23/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành. Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) gồm có 20 chương, 170 điều trong đó làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo nguyên tắc Nhà nước quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng về bảo vệ môi trường; xác định rõ hơn nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường và nhiệm vụ được chi từ kinh phí sự nghiệp môi trường; bổ sung thêm nội dung mới về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; gắn kết bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường với biến đổi khí hậu; nhấn mạnh tăng trưởng xanh, khuyến khích phát triển công nghiệp và đô thị sinh thái; khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường.

Giảm thiểu sử dụng túi nylon, cách nào?
Giảm thiểu sử dụng túi nylon, cách nào?

Túi nylon vốn là sản phẩm phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đối với loại sản phẩm này, bên cạnh mặt tích cực là tiện lợi, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dân, dễ sản xuất, dễ thay đổi… thì việc dùng nó cũng gây nhiều nguy hại cho môi trường sống như: gia tăng tình trạng thoái hóa đất, tắc nghẽn hệ thống cống rãnh và gây khó cho hoạt động xử lý rác thải… Chính vì thế, nhiều giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nylon đã được đặt ra. Tuy nhiên cho đến nay hiệu quả không cao.